Lịch Sử Về Kính Áp Tròng

Nguồn gốc kính áp tròng

Kính áp tròng là loại thấu kính mỏng làm từ các vật liệu dẻo như polymer, silicone được đặt trực tiếp lên bề mặt con ngươi để điều chỉnh các tật khúc xạ của mắt. Kính áp tròng được coi là thiết bị y tế và được dùng để điều chỉnh các tật của mắt, kính áp tròng có nhiều loại nhưng được phân loại chủ yếu thành kính áp tròng cứng và kính áp tròng mềm. Kính áp tròng cũng được dùng để đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ thay vì chỉ dùng để chữa bệnh về nhãn khoa.

                                                                      Bạn đã biết về lịch sử kính áp tròng?

 

Năm 1508: Người ta đã phát hiện một bức họa được Leonardo da Vinci vẽ về kính áp tròng. Trên thực tế, kính áp tròng do Leonardo da Vinci vẽ ra không thể coi là kính áp tròng mà chỉ được coi là thiết bị quang học được sử dụng sát với mắt để tăng thị lực. Tuy vậy, tầm nhìn về khoa học của Leonardo da Vinci thì không phải bàn cãi. Và ông là người đầu tiên có ý tưởng về kính áp tròng.

Năm 1820: Sir John Herchel, một nhà thiên văn học người Anh cho rằng có thể thu nhỏ thấu kính vẫn được sử dụng trong ngành thiên văn thành loại kính có thể đặt được vào mắt người thường.

Năm 1887: kính áp tròng đầu tiên đã được sản xuất bởi nhà vật lý người Đức có tên là Adolf Eugen Fick. Kính này đã được thử nghiệm trên mắt thỏ và sau đó là trên chính mắt của Fick. Tuy vậy, kính áp tròng thời kỳ này là vật liệu cứng và vẫn còn tương đối rộng và chưa thực sự vừa với mắt nên không thể dùng được trong một thời gian lâu mà chỉ dùng được trong khoảng thời gian ngắn.

Tới những năm 30 của thế kỉ trước, kính được làm bằng nhựa plastic kết hợp với thủy tinh đã được phát minh ra và sau đó là kính áp tròng thế hệ mới được sử dụng rộng rãi hiện nay (được chế tạo bởi nhà hóa học Otto Wichterle). phát minh có tính đột phá của Otto Wichterle làm kính áp tròng tăng được sự thuận tiện và dễ sử dụng hơn.

Ngày nay: kính áp tròng vẫn không ngừng được cải tiến cả về chất liệu và chất lượng. Không chỉ cải thiện thị lực, kính áp tròng ngày nay còn giúp mắt chống lại tia cực tím/tia tử ngoại có hại và giúp cho người sử dụng có thể đổi màu mắt một cách dễ dàng. Kính áp tròng ngày nay càng được hoàn thiện về cấu trúc hoá học, thời gian sử dụng, độ an toàn và thuận tiện.

Hiện nay các loại kính áp tròng dài ngày đã dần được thay thế bằng kính áp tròng có thời gian sử dụng ngắn  hơn (1 ngày, 1 tháng ) bởi sự tiện lợi và tính an toàn của nó.
Hiện nay có 140 triệu người trên thế giới (31-42 triệu người ở Mỹ và 15 triệu người ở Nhật) sử dụng kính áp tròng.

 

Lợi ích khi sử dụng kính áp tròng

 

                                                                  Thoải mái vận động mà không lo bị rơi, vướng

 

Nguyên lý điều chỉnh thị lực giống như kính gọng truyền thống => Chữa đa số các tật về mắt (như Cận thị, viễn thị, loạn thị…)

  • Thoải mái vận động mà không lo bị rơi, vướng
  • Có tác dụng làm đẹp (đổi màu mắt)
  • Tiện dụng, thẩm mỹ
  • Không gây cảm giác nặng nề như kính gọng.
  • Không nhòe khi đi mưa.
  • Hạn chế tăng độ của mắt.
  • Làm giảm độ, tật khúc xạ của mắt (với kính áp tròng dùng trong y tế)
  • Bảo vệ mắt sau mổ.
  • Thích hợp dùng điều trị tật khúc xạ cho trẻ nhỏ.

 

Lưu ý đặc biệt cần nhớ khi sử dụng kính áp tròng

Nếu không được giữ vệ sinh cẩn thận, kính áp tròng có thể là tác nhân gây nấm mắt hoặc tổn thương giác mạc. Bản thân các dung dịch để rửa kính cũng có thể là tác nhân gây nhiễm trùng nếu người dùng không tuân thủ các quy tắc vệ sinh đặc biệt.

Hãy sử dụng kính áp tròng có nguồn gốc rõ ràng, đã được kiểm định y tế và được bán bởi nơi có uy tín.

 

Một số nguyên tắc cơ bản khi sử dụng kính áp tròng không thể bỏ qua.

                                                                    Vệ sinh sạch hộp đựng kính hoặc khay đựng

 

  • Vệ sinh bàn tay sạch khi tháo lắp kính, kiểm tra xem kính còn trong bao bì, còn hạn dùng có bị biến dạng hay không trước khi sử dụng ?
  • Tuân thủ thời gian quy định đeo kính áp tròng, nên sử dụng kính áp tròng ngắn hạn, nhất là kính áp tròng dùng 1 lần.
  • Sử dụng dung dịch rửa kính theo đúng tiêu chuẩn nhà sản xuất hoặc theo đúng lời khuyên bác sĩ. Nên sử dụng dung dịch rửa theo hai bước là ngâm và cọ rửa kính để nhằm giảm thiểu ký sinh trùng acanthamoeba
  • Vệ sinh sạch hộp đựng kính hoặc khay đựng, dụng cụ đeo kính (áp dụng cho kính dùng dài ngày)
  • Thay hộp mới theo quy định hãng sản xuất hoặc 4 tuần 1 lần.
  • Chỉ sử dụng các sản phẩm kính áp tròng, nước ngâm hay các phụ kiện đi kèm đến từ các nhà cung cấp uy tín, đã được kiểm định và được quản lý chặt chẽ về y tế như các kính áp tròng của Nhật Bản.

Dưới đây là bộ sản phẩm kính áp tròng được khuyên dùng bởi các Bác Sĩ đến từ Nhật Bản và Việt Nam. Kính áp tròng do tập đoàn Menicon Japan sản xuất.

 

Kính áp tròng Nhật Bản dùng trong ngắn hạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 02435741168