
ORTHOKERATOLOGY LÀ GÌ?
Orthokeratology là phương pháp chỉnh hình giác mạc qua đêm, sử dụng Kính áp tròng cứng Ortho-K, đây là loại kính áp tròng cứng thấm khí được thiết kế đặc biệt để đeo vào ban đêm và tháo ra vào sáng hôm sau để đạt được thị lực 10/10 vào ban ngày. Kính hoạt động bằng cách làm phẳng trung tâm giác mạc trong khi ngủ, từ đó giúp ánh sáng hội tụ vào đúng võng mạc và bệnh nhân có thể nhìn thấy rõ ràng mọi vật trong một khoảng thời gian nhất định sau khi tháo kính Ortho K ra mà không cần phụ thuộc vào kính gọng hay các loại kính áp tròng khác.
Phương pháp Ortho K (Orthokeratology) đã được được kiểm định qua các tiêu chuẩn khắt khe trên thế giới. Các chuyên gia, các bác sĩ hàng đầu thếgiới đã chứng minh vô cùng thân thiện, có khả năng rất tốt trong việc điều chỉnh tật khúc xạ (cận, viễn, loạn) và làm giảm tiến trình tăng trưởng thị lực ở trẻ em. Tại Việt Nam, phương pháp Ortho K đã được các bác sĩ đưa vào điều trị từ rất lâu tại các bệnh viện hàng đầu như Viện mắt trung ương, bệnh viện mắt Sài Gòn,…
Kính Ortho-K chỉnh hình giác mạc
ORTHO K ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ LÀM GÌ?
Kính Ortho K được bác sỹ chỉ định cho hai mục đích:
- Điều chỉnh tật khúc xạ (chủ yếu là cận thị và loạn thị): Bằng việc đeo kính trong khoảng thời gian 6-8 tiếng lúc ngủ, bệnh nhân có thể nhìn rõ mà không cần phụ thuộc vào kính gọng hay kính áp tròng trong một khoảng thời gian nhất định sau đó. Việc điều chỉnh giác mạc chỉ là tạm thời, do vậy bệnh nhân sẽ cần đeo kính Ortho-K thường xuyên. Khi ngừng sử dụng kính, hình dạng giác mạc và độ khúc xạ của mắt sẽ phục hồi lại.
- Để làm chậm sự tiến triển cận thị ở trẻ em: Đây là phương pháp có tác dụng ức chế quá trình tăng trưởng cận thị, có thể áp dụng cho các trường hợp trẻ em có tiển triển cận thị nhanh.
Tác dụng điều trị của kính Ortho-K
Tùy thuộc vào độ khúc xạ ban đầu của mắt, bệnh nhân sẽ đạt được thị lực tối đa sau trung bình từ 1 đến 4 tuần. Đối với mắt có độ cận thấp, thị lực có thể đạt mức tối đa sau vài ngày. Cho đến khi mắt được điều chỉnh hoàn toàn, mắt có thể bị mờ, chói và quầng sáng xung quanh ánh đèn. Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể cần phải đeo một cặp kính với số độ thấp hơn ban đầu trong quá trình chỉnh hình để hỗ trợ thị lực.
ĐỐI TƯỢNG NÀO PHÙ HỢP VỚI PHƯƠNG PHÁP ORTHO-K?
- Chỉ số khúc xạ lý tưởng để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất là độ cận không quá 6 độ và độ loạn không quá 1 độ.
- Trẻ em dưới 18 tuổi mắc tật khúc xạ nhưng chưa đủ tuổi để thực hiện phẫu thuật.
- Trẻ em mắc tật khúc xạ, tiến triển cận thị nhanh.
- Những người gặp khó khăn hoặc không thoải mái khi mang kính gọng hay kính tiếp xúc thông thường.
ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN PHƯƠNG PHÁP ORTHO K?
- Không có các bệnh lý viêm nhiễm bán phần trước nhãn cầu
- Không có các bệnh lý bán phần trước
- Không có hội chứng khô mắt kéo dài
- Chưa có tiền sử phẫu thuật cận thị hoặc các loại phẫu thuật mắt khác
Bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm túc các nguyên tắc vệ sinh, sử dụng và bảo quản kính cũng như tái khám định kỳ.
NÊN CHỌN LOẠI KÍNH ORTHO-K NÀO?
Kính áp tròng ALPHA ORTHO-K (α Ortho-K) là sản phẩm của tập đoàn Menicon – Tập đoàn sản xuất thiết bị vật tư y tế hàng đầu Nhật Bản và trên cả thế giới. α Ortho-K đã và đang được các chuyên gia hàng đầu thế giới tin dùng.
Kính áp tròng α Ortho-K có một thiết kế đặc biệt, sử dụng 4 đường cong để tạo ra sự chính xác tuyệt đối và sự êm ái cho mắt người sử dụng.
α Ortho-K sử dụng vật liệu đặc biệt, mang độ thấm khí Oxy cao, đảm bảo cho việc sử dụng qua đêm.
Ngưỡng điều trị:
- Cận thị: -1.00D to -8.00D;
Ưu điểm của thấu kính
- Tính thẩm thấu oxy cao, an toàn với giác mạc.
- Độ đàn hồi của kính tốt nên độ bền cao, hạn chế nguy cơ nứt vỡ trong quá trình sử dụng, dễ thao tác và phù hợp với trẻ em.
- Thiết kế kính phù hợp với cấu trúc giác mạc người châu Á.
QUY TRÌNH KHÁM – TƯ VẤN – SỬ DỤNG KÍNH α Ortho-K
Bước 1: Tư vấn tổng quát xác định mức độ phù hợp của mắt với phương pháp α Ortho-K
- Đo khúc xạ
- Đo nhãn áp
- Kiểm tra thị lực
- Tư vấn bác sĩ
Bước 2: Chốt thông số, thử kính và đặt mua kính
- Chụp bản đồ giác mạc
- Chốt thông số kính
- Đặt kính (Fitting kính)
- Đặt mua kính
Bước 3: Nhận kính và hướng dẫn sử dụng
- Nhận kính α Ortho-K theo thông số đã tính toán theo mắt của Bệnh nhân
- Bác sĩ hướng dẫn cách thao tác sử dụng kính và các lưu ý trong bảo quản kính
Bước 4: Tái khám định kỳ
- Lịch tái khám định kỳ: 1 tuần – 1 tháng – 3 tháng kể từ ngày bắt đầu sử dụng kính α Ortho-K
- Việc tái khám định kỳ giúp xác định mức độ thích ứng của mắt và hiệu quả điều trị.
LƯU Ý TRƯỚC VÀ SAU ĐIỀU TRỊ
Trước khi lắp kính
- Lắp kính tiếp xúc cứng trước khi đi ngủ khoảng 15 phút.
- Trước khi lắp kính cần rửa tay sạch bằng xà phòng và lau khô.
- Nhỏ nước mắt nhân tạo vào hai mắt.
- Rửa lại kính bằng nước muối sinh lý
- Kiểm tra xem kính và tròng đen có bụi hay không.
- Để kính tiếp xúc trên đầu ngón trỏ của bàn tay phải (tay thuận), nhỏ 1 giọt nước mắt nhân tạo vào lòng kính tiếp xúc.
- Mắt nhìn thẳng vào gương, dùng ngón giữa – tay phải kéo mi dưới xuống, dùng 3 ngón giữa – tay trái giữ mi trên, đặt nhẹ kính tiếp xúc vào giữa tròng đen.
- Thả nhẹ hai mi mắt, chớp mắt và nhắm lại vài giây, nhìn vào gương kiểm tra lại chắc chắn kính đã giữa tròng đen.
- Lắp kính xong, đổ bỏ nước ngâm kính và để khay ngâm kính tự khô.
Tháo kính
- Nhỏ nước mắt nhân tạo vào hai mắt.Rửa sạch tay bằng xà phòng.
- Mắt nhìn thẳng vào gương, dùng ngón tay giữa – tay trái giữ mi trên, ngón giữa – tay phải kéo mi dưới, áp đầu que lấy kính vào giữa hoặc 2/3 dưới tròng đen, nhẹ nhàng lấy kính ra.
- Cầm vuốt nhẹ lấy kính khỏi que, đặt kính vào khay ngâm kính, cho nước ngâm kính vào ngập kính, đậy nắp khay ngâm kính và sau đó tiếp tục tháo kính mắt kia.